Thất tịch là ngày gì? Thất tịch ngày mấy? Nên làm gì vào ngày Thất tịch?

Nếu bạn muốn biết ngày lễ thất tịch là ngày gì, Thất tịch ngày mấy? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Thất tịch là gì? Nên làm gì vào ngày lễ Thất tịch? Hãy đọc ngay bài viết ngày lễ Thất tịch là ngày gì của Sumicare.vn sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây

Thất tịch là ngày gì?

Theo văn hóa phương Đông, ngày lễ Thất Tịch là ngày lễ tình yêu được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch hằng năm. Người ta còn gọi là ngày ông Ngâu bà Ngâu hay ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau trong truyện cổ tích Trung Quốc, Ngưu Lang và Chức Nữ.

Ngày Thất tịch gắn với câu chuyện tình đẫm nước mắt của Ngưu lang Chức nữ nên còn được gọi là ngày Valentine phương Đông.

Ngày Thất tịch là ngày mấy?

Ngày lễ Thất tịch năm 2023 sẽ diễn ra vào thứ ba ngày 22 tháng 8 Dương lịch. Đây là một trong những ngày lễ được các bạn trẻ quan tâm và mong chờ nhiều nhất trong thời gian gần đây.

Theo truyền thuyết kể rằng, Ngưu Lang và Chức Nữ là một cặp đôi uyên ương chung sống và có một gia đình rất hạnh phúc. Nhưng với khoảng cách giữa người phàm và thần tiên nên họ đã phải chia ly. Nhưng do một số ơn phúc, Ngưu Lang và Chức Nữ vẫn được gặp nhau vào Mùng 7 tháng 7 Âm lịch hằng năm.

Lễ Thất tịch là sự kiện truyền thống có nguồn gốc Trung Hoa được cho là xuất hiện từ thời Hán, khoảng từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến đầu thế kỷ 3 Công nguyên.

that-tich-la-ngay-gi

THam khảo thêm: Tháng 7 là cung gì, mệnh gì? Dự đoán tính cách, sự nghiệp, tình yêu

Nguồn gốc của ngày lễ Thất Tịch

Truyền thuyết kể rằng: Ngưu Lang chính là chàng trai được Ngọc Hoàng giao cho nhiệm vụ chăn giữ trâu trên Trời, ngoài chăn trâu giỏi chàng còn có tài nghệ thổi sáo rất hay. Còn Chức Nữ là cô nàng đảm đương về dệt vải, trong một lần tình cờ hai người đã đem lòng yêu thương nhau.

Ngưu Lang đã say mê Chức Nữ vì tính tình hiền dịu, đảm đang nên đã bỏ quên công việc chăn Trâu của mình, về phía Chức Nữ cũng vì mê tiếng sáo của chàng cũng đã lơ là dệt vải. Ngọc Hoàng tức giận nên đã ngăn cản họ gặp nhau bằng cách cho người ở đầu sông người ở cuối sông Ngân Hà, nhưng trải qua thời gian họ vẫn một lòng chung thuỷ yêu thương nhau.

Ngọc Hoàng đã cảm động trước tình yêu thương của họ nên đã ban lệnh cho hai người gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm và hạ lệnh cho đàn quạ phải họp lại với nhau để làm thành cây cầu bắt qua sông Ngân Hà để giúp cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau, đàn quạ có màu đen nên cầu được đặt tên là Cầu Ô Thước.

Ý nghĩa của ngày lễ Thất tịch

Lễ Thất Tịch với tên gọi khác là ngày ông Ngâu bà Ngâu theo người Việt Nam. Không những đây chỉ là ngày dành cho tình yêu đôi lứa nói chung mà còn là ngày cầu phúc bình an, con đàn cháu đống,… nói riêng.

Ngày lễ Thất tịch tại Nhật Bản được gọi là lễ Tanabata. Vào ngày này, người Nhật sẽ viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu mong may mắn, vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng. Các bạn trẻ cũng tới các đền thờ trong ngày lễ Tanabata để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân.

Ngày lễ Thất Tịch ở Trung Quốc mỗi năm, đến ngày lễ Thất Tịch các cô gái Trung Hoa chưa chồng đều cầu nguyện cho mình có được đôi tay khéo léo, đảm đang mọi việc nữ công gia chánh và quan trọng nhất chính là biết dệt vải, thêu thùa may vá. Nhưng cũng có một số người lại cầu cho mình sau này được có được một người chồng, tình yêu của họ đẹp và chung thuỷ một mực như câu chuyện của Ngưu Lang và Chức Nữ.

Ngày lễ Thất tịch nên và không nên làm gì?

Trong ngày lễ Thất tịch bạn nên đi chùa cầu phúc, làm việc thiện, tặng quà cho những người thân và ăn chè đậu đỏ,..Cụ thể:

  • Đi chùa cầu phúc là một thói quen của nhiều người trong ngày lễ Thất tịch mùng 7 tháng 7. Những người độc thân đi chùa để cầu sớm tìm được ý trung nhân. Ngoài ra, mọi người đến chùa còn để cầu sức khỏe, tài lộc, bình an cho bản thân và gia đình.
  • Trong ngày này, mọi người nên làm nhiều việc thiện để tích phúc cho cuộc sống của mình và gia đình.
  • Vào ngày này, các đôi nam nữ sẽ tặng quà cho nhau, hoặc vợ chồng trao nhau những món đồ đối phương thích nhằm mong tương lai an lành.
  • Nhiều người quan niệm, các đôi đang yêu nhau nếu cùng ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch thì tình yêu sẽ vững bền, tươi đẹp. Bởi việc ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch tượng trưng cho đường nhân duyên thuận lợi, may mắn.

Tuy nhiên, trong ngày lễ Thất tịch không nên tổ chức đám cưới đám hỏi, không xây nhà, trùng tu tổ ấm và tránh làm những điều ác.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp các bạn biết được Thất tịch là ngày gì, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Thất tịch rồi nhé

Related Posts

boosting-profits-when-buying-lash-extensions-from-vin-lash-merchant-1

Boosting profits when buying lash extensions from Vin lash merchant

If you’re looking to boost your profits in the lash industry, selecting Vin lash merchant as your preferred supplier for lash extensions can be a game-changer. As…

ngay-hoang-dao-la-gi-1

Ngày hoàng đạo là gì? Cách tính ngày hoàng đạo trong tháng chuẩn nhất

Từ ngày xưa, ông cha ta đều chọn những ngày hoàng đạo để thực hiện những công việc trọng đại của đời người với mong muốn mọi…

gio-trung-phut-la-gi-1

Giờ trùng phút là gì? Ý nghĩa giờ trùng phút trên đồng hồ từ A-Z

Thi thoảng chúng ta có thể bắt gặp giờ trùng phút trên đồng hồ nhưng bạn lại cho đó là hiện tượng bình thường tự nhiên. Tuy…

ngay-tam-nuong-la-ngay-gi

Ngày Tam Nương là gì? Kiêng gì? Cách hóa giải ngày Tam Nương

Từ xa xưa ông cha ta đã truyền tai nhau rằng, ngày tam nương là ngày xui xẻo không nên thực hiện các công việc trọng đại….

thu-6-ngay-13-la-ngay-gi

Thứ 6 ngày 13 là ngày gì? 11 Việc không nên làm vào thứ 6 ngày 13 bạn cần biết

Hiện nay có rất nhiều người dùng không biết thứ 6 ngày 13 là ngày gì, nguồn gốc và ý nghĩa của thứ 6 ngày 13 như…

gio-hanh-chinh-la-may-gio

Giờ hành chính là mấy giờ? Các quy định giờ làm việc hành chính

Nếu bạn muốn biết giờ hành chính là mấy giờ, giờ hành chính từ mấy giờ đến mấy giờ, các quy định làm giờ hành chính như…