Ngũ hành tương sinh, tương khắc là gì? Quy luật trong phong thủy

Hiện nay có rất nhiều người không định nghĩa được ngũ hành là gì? Hoặc ngũ hành tương sinh là gì, ngũ hành tương khắc là gì? Mối quan hệ giữa quy luật tương sinh tương khắc như thế nào? Tất cả sẽ được Sumicare.vn giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây

Ngũ hành là gì?

Theo quan niệm Trung Quốc cổ đại Ngũ hành là sự chuyển động không ngừng của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ của khí vũ trụ. Chúng có mối liên kết mật thiết với đời sống của con người. Ngũ hành có đặc tính lưu hành, luân chuyển và biến đổi không ngừng.

Theo quan niệm của phương Đông, ngũ hành tồn tại và được ứng dụng trong tất cả phương diện của cuộc sống từ con số, màu sắc, bộ phận cơ thể,…cho đến các mùa trong năm. Thậm chí mua đất, xây nhà cũng cần phải xem xét ngũ hành cẩn thận. Ngoài ra, trong ngũ hành luôn luôn tồn lại mối quan hệ giữa hai yếu tố tương sinh và tương khắc.

Tương sinh là gì?

Ngũ hành tương sinh là quy luật mà các yếu tố ngũ hành tương đồng hỗ trợ và thúc đẩy nhau phát triển. Nguyên lý của quy luật tương sinh là:

  • Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa, Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt.
  • Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.
  • Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ trong đất.
  • Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.
  • Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của cây.

Trong quy luật ngũ hành tương sinh bao gồm hai phương diện, đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra hay còn được gọi là mẫu và tử. Các mệnh tương sinh là:

  • Mệnh Mộc tương sinh với mệnh Thủy, mệnh Hỏa.
  • Mệnh Hỏa tương sinh với mệnh Mộc, mệnh Thổ.
  • Mệnh Thổ tương sinh với mệnh Hỏa, mệnh Kim.
  • Mệnh Kim tương sinh với mệnh Thổ, mệnh Thủy.
  • Mệnh Thủy tương sinh với mệnh Kim, mệnh Mộc.

tuong-sinh-la-gi

Tham khảo thêm: Mệnh Kim hợp màu gì, kỵ màu gì nhất trong phong thủy?

Tương khắc là gì?

Ngũ hành tương khắc là một sự khắc chế và cản trở giữa các yếu tố và diễn ra theo chu kỳ không ngừng. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vong, hủy diệt. Nguyên lí của quy luật tương khắc là:

  • Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa
  • Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại
  • Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.
  • Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.
  • Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.

Trong quy luật ngũ hành tương khắc bao gồm hai mối quan hệ đó là: cái khắc nó và cái nó khắc. Các mệnh tương khắc là:

  • Mệnh Thủy tương khắc mệnh Hỏa, Mệnh Thổ.
  • Mệnh Hỏa tương khắc Mệnh Kim, mệnh Thủy.
  • Mệnh Kim tương khắc Mệnh Mộc, mệnh Hỏa.
  • Mệnh Mộc tương khắc Mệnh Thổ, Mệnh Kim .
  • Mệnh Thổ tương khắc mệnh Thủy, Mệnh Mộc.

Chính vì vậy, tương sinh và tương khắc là hai quy luật luôn tôn tại song hành với nhau, có tác dụng duy trì sự cân bằng trong vũ trụ. Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cực độ sẽ gây ra nhiều tác hại. Ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, phát triển. Do đó, sinh-khắc tạo ra quy luật chế hóa không thể tách rời.

Ngũ hành phản sinh là gì?

Ngũ hành tương sinh là quy luật tương trợ, khi một yếu tố phát triển, yếu tố kia cũng được hỗ trợ. Tuy nhiên, quy luật phản sinh là khi một yếu tố phát triển vượt quá mức cho phép, nó có thể trở thành nguyên nhân gây hại. Đó là nguyên do tồn tại quy luật phản sinh trong ngũ hành.

  • Kim hình thành trong Thổ nhưng Thổ quá nhiều sẽ khiến Kim bị vùi lấp.
  • Hỏa tạo thành Thổ nhưng Hỏa quá nhiều thì Thổ cũng bị cháy thành than.
  • Mộc sinh Hỏa nhưng Mộc nhiều Thì Hỏa sẽ gây hại.
  • Thủy cung cấp dinh dưỡng để Mộc sinh trưởng, phát triển nhưng Thủy quá nhiều Thì Mộc bị cuốn trôi.
  • Kim sinh Thủy nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.

Chính vì vậy, quy luật phản sinh nhắc nhở chúng ta về sự cân bằng và sự điều tiết trong sử dụng và tương tác giữa các yếu tố ngũ hành.

tuong-sinh-la-gi-1

Tham khảo thêm: Mệnh Thổ hợp màu gì, kỵ màu gì thu hút vận may?

Ngũ hành khắc sinh là gì?

Tương khắc tồn tại hai mối quan hệ: cái khắc nó và cái nó khắc. Tuy nhiên khi cái nó khắc có nội lực quá lớn sẽ khiến cho nó bị tổn thương, không còn khả năng khắc hành khác nữa thì đây được gọi là quy luật phản khắc. Nguyên lý của ngũ hành phản khắc:

  • Kim khắc Mộc nhưng Mộc quá cứng khiến Kim bị gãy
  • Mộc khắc Thổ nhưng Thổ nhiều sẽ khiến Mộc suy yếu.
  • Thổ khắc Thủy nhưng Thủy nhiều sẽ khiến Thổ bị sạt nở, bào mòn.
  • Thủy khắc Hỏa nhưng Hỏa quá nhiều thì Thủy cũng phải cạn.
  • Hỏa khắc Kim nhưng Kim nhiều Hỏa sẽ bị dập tắt.

Cho nên, quy luật phản khắc nhắc nhở về sự cân bằng và sự điều tiết giữa các yếu tố ngũ hành để tránh sự tổn hại và tạo ra một môi trường hài hòa.

Bảng tra cứu mệnh ngũ hành theo năm sinh

Ngũ hành Nạp âm Năm sinh
Kim Sa Trung Kim 1954, 1955, 2014, 2015
Kiếm Phong Kim 1932, 1933, 1992, 1993
Kim Bạch Kim 1962, 1963, 2022, 2023
Bạch Lạp Kim 1940, 1941, 2000, 2001
Thoa Xuyến Kim 1970, 1971, 2030, 2031
Hải Trung Kim 1924, 1925, 1984, 1985
Mộc Thạch Lựu Mộc 1980, 1981, 2040, 2041
Dương Liễu Mộc 1942, 1943, 2002, 2003
Đại Lâm Mộc 1928, 1929, 1988, 1989
Tùng Bách Mộc 1950, 1951, 2010, 2011
Thủy Giản Hạ Thủy 1936, 1937, 1996, 1997
Đại Khê Thủy 1974, 1975, 2034, 2035
Đại Hải Thủy 1982, 1983, 2042, 2043
Trường Lưu Thủy 1952, 1953, 2012, 2013
Thiên Hà Thủy 1966, 1967, 2026, 2027
Tuyền Trung Thủy 1944, 1945, 2004, 2005
Hỏa Lư Trung Hỏa 1926, 1927, 1986, 1987
Sơn Đầu Hỏa 1934, 1935, 1994, 1995
Tích Lịch Hỏa 1948, 1949, 2008, 2009
Sơn Hạ Hỏa 1956, 1957, 2016, 2017
Phú Đăng Hỏa 1964, 1965, 2024, 2025
Thiên Thượng Hỏa 1978, 1979, 2038, 2039
Thổ Sa Trung Thổ 1976, 1977, 2036, 2037
Bích Thượng Thổ 1960, 1961, 2020, 2021
Thành Đầu Thổ 1938, 1939, 1998, 1999
Ốc Thượng Thổ 1946, 1947, 2006, 2007
Đại Trạch Thổ 1968, 1969, 2028, 2029
Lộ Bàng Thổ 1930, 1931, 1990, 1991

Sau khi đọc xong bài viết của chúng tôi có thể giúp các bạn biết được ngũ hành tương sinh, tương khắc là gì đồng thời biết được ý nghĩa của quy luận tương sinh tương khắc trong ngũ hành rồi nhé

Related Posts

cot-bat-huong-la-gi

Cốt bát hương là gì? Cốt bát hương gồm những gì chính xác 100%

Nếu bạn muốn biết cốt bát hương là gì hay cốt bát hương gia tiên gồm những gì thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây của…

pho-hien-bo-tat-la-ai

Phổ Hiền Bồ Tát là ai ? Phổ Hiền Bồ Tát hợp tuổi nào? Từ A – Z

Nếu bạn là người không am hiểu về Phật giáo thì sẽ không biết Phổ Hiền Bồ Tát là ai, phật Phổ Hiền Bồ Tát hợp với…

loai-qua-khong-nen-thap-huong-tren-ban-tho

5 loại quả không nên thắp hương trên bàn thờ Thần Tài, Gia Tiên

Hoa quả là một trong những lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ thần tài thổ địa. Tuy nhiên, không phải…

y-nghia-cay-truc-phat-tai

Cây Trúc Phát Tài là gì? Ý nghĩa của cây Trúc Phát Tài Trong Phong Thủy

Cây Trúc Phát Tài là một trong những cây cảnh được trồng rất nhiều ở trong nhà, văn phòng,..nhưng ít người biết được cây trúc phát tài…

y-nghia-cay-trau-ba-thanh-xuan

Cây trầu bà thanh xuân là cây gì? Cây Trầu Bà Thanh Xuân có ý nghĩa gì, hợp mệnh gì, tuổi gi?

Bạn muốn trồng cây trầu bà thanh xuân trong nhà nhưng lại không biết cây trầu bà thanh xuân có ý nghĩa gì trong phong thủy? Hoặc…

y-nghia-tuong-ca-chep

Ý nghĩa, cách bài trí tượng cá chép hợp phong thủy phát tài phát lộc

Bạn muốn bài trí tượng cá chép trong phòng khách hoặc phòng làm việc nhưng bạn lại không biết tượng cá chép có ý nghĩa gì trong…