Nếu nhắc đến cây sung thì ai cũng biết nhưng nếu nói đến cây sung bonsai thì nhiều người lại không biết cây sung bonsai có ý nghĩa gì trong phong thủy. Hay tác dụng của cây sung bonsai (cây sung cảnh) và cách trồng, chăm sóc cây sung bonsai như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết của Sumicare.vn sẽ được giải đáp chi tiết nhất
Cây sung bonsai là cây gì?
Cây sung bonsai người ta còn gọi là cây Ưu Đàm Thụ hay cây Tụ Quả Dong là loại thân cây gỗ, thuộc họ nhà Dâu tằm, có chiều cao khoảng từ 20-30m với đường kính trung bình khoảng 60-90cm.
Loại cây này có vỏ cây sung bonsai cũng nhẵn và có màu nâu xám. Lá cây thì có dạng hình mũi mác hoặc hình quả trứng, có chiều dài khoảng từ 5-10cm và có lông tơ. Quả sung thường mọc thành chùm, hình tròn, màu xanh hoặc màu cam.
Cây sung bonsai có mấy loại?
Hiện nay, cây sung bonsai được chia làm 2 loại đó là cây sung bonsai ta và cây sung Mỹ. Mỗi loại sẽ có đặc điểm hình dạng và kích thước khác nhau:
- Cây sung Mỹ cao thấp hơn với sung ta, chỉ cao khoảng 6m, cây được trồng để lấy quả. Quả cây sung mỹ này không mọc thành chùm mà mọc dài theo thân cây và trong y học quả này có hàm lượng dinh dưỡng rất cao.
- Cây sung bonsai ta được trồng phổ biến ở nước ta vì khá phù hợp với khí hậu và đất đai nên được trồng nhiều làm cây cảnh rất đẹp.
Tham khảo thêm: Cây Thiết Mộc Lan là cây gì? Cây Thiết Mộc Lan có ý nghĩa gì, hợp mệnh gì, tuổi gì?
Tác dụng của cây sung bonsai (cây sung cảnh)
Cây sung bonsai có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Bởi quả có tính mát, nhiều nước thường dùng để trị bệnh tăng huyết áp, viêm họng, viêm thanh quản, táo bón, tiểu đường, ung thư.
Bên cạnh đó, cây sung cảnh còn có tác dụng làm đẹp trong những dịp lễ Tết. Bởi thân cây to, có thể uốn nắn từ nhỏ cho ra những dáng đẹp, kèm sai trĩu quả, lá xum xuê rất đẹp mắt
Ngoài ra, quả sung còn là nguyên liệu làm món ăn, đồ uống độc đáo như: Quả sung muối dưa, ăn sống chấm với muối ớt, dùng để kho với cá, thịt. Lá sung non dùng để cuốn với thịt dê luộc, hay làm gỏi nộm cũng rất ngon và đầy dinh dưỡng.
Cây sung bonsai có ý nghĩa gì trong phong thủy
Trong phong thủy, cây sung bonsai là biểu tượng của sự sung túc, trọn vẹn, đầy đủ, đem nhiều tài lộc đến cho gia chủ. Bởi đây là một trong những cây nằm trong bộ Tứ linh gồm cây Sung (Phúc), cây Lộc vừng (Lộc), cây Vạn Tuế (Thọ).
Chính vì vậy, trong những dịp lễ tết người ta thường trồng cây sung bonsai hoặc chậu sung hoặc bày trí quả sung trong mâm ngũ quả để mang lại may mắn, dồi dào tài lộc cho gia chủ.
Tuy nhiên, bạn không nên trồng cây sung bonsai ngay tại cổng hay cửa chính bởi vì cây sẽ ngăn cản những luồng khí lưu thông vào nhà gây ảnh hưởng đến tiền tài và sự may mắn của gia đình. Nếu như bạn muốn trồng cây sung bonsai trước nhà thì nên trồng chúng lệch về bên trái hoặc bên phải của cổng hoặc cửa chính.
Xem ngay: Cây kim ngân lượng là cây gì? Ý nghĩa, cây Kim Ngân Lượng hợp mệnh gì, tuổi gì?
Cây sung bonsai hợp mệnh gì?
Mặc dù có nhiều ý nghĩa trong phong thủy nhưng không phải ai cũng có thể trồng được cây này để làm cảnh. Theo phong thủy nhiều người truyền lại thì cây này chỉ phù hợp với người mệnh Mộc và mệnh Hỏa sẽ giúp họ gặp nhiều may mắn và thành công, gia đình luôn sum vầy và hạnh phúc.
Cách chăm sóc cây sung bonsai đúng kỹ thuật
- Đây là loại cây rất háo nước nên mỗi tuần chúng ta nên tưới từ 2-3 lần và vào mùa hè có thể tăng lên từ 4-5 lần
- Bạn cần phải đặt chậu tại những nơi có nhiều ánh sáng nhưng không quá gay gắt nhất là vào mùa hè
- Bạn không cần quá nhiều phân bón cho nên chỉ cần bón thúc 1 lần/năm vào khoảng thời gian đầu hoặc cuối mùa mưa.
- Để cho cây được đẹp hơn thì chúng ta cần phải cắt tỉa những cành lá vươn quá dài và uốn theo ý muốn của bạn và loại bỏ những cành lá bị khô, yếu.
Lưu ý: Bạn nên chọn những loại đất có khả năng thoát nước và giữ ẩm tốt, có độ tơi xốp như đất mùn. Tuy nhiên, bạn không nên lựa chọn đất cát hoặc đất sỏi để trồng cây vì loại đất này có khả năng giữ ẩm cho cây khá kém.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp các bạn biết được cây sung bonsai có ý nghĩa gì trong phong thủy và những tuổi nào thích hợp để trồng loại cây này rồi nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi