Tuổi mụ là gì? Cách tính tuổi mụ chính xác 100%

Bạn tò mò không biết tuổi mụ là gì? Nguồn gốc của tuổi mụ là gì? Cách tính tuổi mụ theo ngày tháng năm sinh như thế nào? Tất cả sẽ được sumicare.vn giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây để các bạn cùng tham khảo nhé.

Tuổi mụ là gì?

Tuổi mụ hay còn gọi là tuổi Âm lịch hay tuổi ta thường sẽ được cộng thêm một năm tuổi vào số tuổi dương mà người đó hiện có. Theo quan niệm của Phật giáo ở các nước phương Đông, khi thai nhi ở trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày đã được coi là một tuổi, sau đó cứ 1 năm trôi qua thì sẽ tăng thêm 1 tuổi nữa.

Cũng theo thói quen dân gian, đối với một đứa trẻ mới ra đời nếu chưa được 100 ngày thì em bé đó sẽ được tính tuổi theo đơn vị ngày. Tuy nhiên nếu đứa trẻ đó đã được hơn 100 ngày tuổi thì người xưa sẽ dùng đơn vị năm để tính.

Ví dụ một người sinh vào ngày 15/03/1990 đến lúc giao thừa Tết của năm 1991 thì được ghi nhận là 1 tuổi và vừa sang năm 1991 thì đã được 2 tuổi.

Như vậy, vào thời gian trước ngày 15/03/2000 thì người này có tuổi thực mới là 9 tuổi nhưng nếu tính tuổi mụ thì đã 11 tuổi. Như vậy, sai số giữa hai cách tính tuổi này là 2 tuổi.

Hiện nay, ở nước ta, tuổi mụ vẫn còn tồn tại và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống như: tử vi, phong thủy, hôn nhân, nhà cửa,… Tuy nhiên, tuổi mụ không được áp dụng cho các lĩnh vực chính thống như nhận dạng qua CMND/CCCD, pháp luật… hay trong lĩnh vực chiêm tinh về 12 cung hoàng đạo của phương Tây.

tuoi-mu-la-gi

Nguồn gốc của tuổi mụ

Theo người Trung Quốc xưa cho ra đời khái niệm “ngày” dựa vào việc quan sát mặt trời lặn và mọc, trời sáng và trời tối. Trong khi khái niệm về “Tháng” thì lại được họ nghiên cứu thông qua một chu kỳ tuần hoàn lặn và mọc của Mặt Trăng.

Tương tự, khái niệm “năm” chính là đã được sinh ra khi người ta nhận thấy chu kỳ mùa hè qua, mùa đông đến. Nếu như người hiện đại dùng khái niệm ngày với đủ 2 4 giờ thì người cổ đại lại chia 1 ngày thành 12 thời tuần và sử dụng 12 địa chi gồm: tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi để biểu thị từng thời tuần đó.

Đối với một đứa trẻ vừa chào đời, người Trung Quốc cổ đại thường ghi lại giờ sinh tuy nhiên lại không hề quan tâm tới yếu tố ngày tháng. Ngoài ra, người cổ đại cũng đặc biệt chú ý tới yếu tố sinh thần, có nghĩa là cầm tinh và con giáp nào.

Cho nên một người sinh ra vào năm nào thì sẽ mang địa chi của năm đó nên họ thường ghi nhớ con giáp đại diện hơn là nhớ năm sinh cụ thể.

Thứ hai, nếu như tính tuổi theo cách này tức là một người sinh ra vào ngày cuối cùng trong năm cũng sẽ có chung con giáp cùng với người sinh ra ở giữa năm hoặc đầu năm. Và tuổi mụ thì lại là kết quả của cách ghi nhận tuổi như này.

Hiện nay có rất nhiều người trẻ tuổi không hiểu về tuổi mụ và thường cho rằng tuổi mụ chính là kết quả của quan niệm “xấp xỉ” hoặc “tương đối”. Do đó, vấn đề tuổi tác chỉ cần tính toán một cách đại khái là được chứ không cần chính xác nên người ta dùng năm chứ không tính ngày kể tháng.

Người hiện đại dùng thời điểm sinh ra để xác định thời điểm bắt đầu của một sinh mệnh trong khi người cổ đại lại dùng thời điểm bắt đầu mang thai để tính. Lý do là bởi một đứa trẻ đã tồn tại trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày tuổi rồi.

Tuy nhiên, tất cả những giải thuyết này đều là kết quả mang tính chất suy đoán chứ không hề có căn cứ nào được ghi chép trong lịch sử cả.

tuoi-mu-la-gi-1

Cách tính tuổi mụ theo ngày tháng năm sinh

Việc tính tuổi của một người theo tuổi mụ không đơn thuần chỉ là việc cộng thêm 1 tuổi như nhiều người vẫn lầm tưởng. Trên thực tế, dựa theo mốc 9 tháng 10 ngày tiêu chuẩn trong bụng mẹ, chúng ta sẽ có 2 cách tính tuổi mụ như sau:

Cách thứ 1: Nếu bạn được sinh từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 12 thì lúc này đây thai nhi sẽ được tính trọn vẹn là 1 năm. Vì thế, đứa trẻ sẽ không cộng thêm 1 năm tuổi mụ.

Ví dụ: Giả sử bạn sinh vào tháng 12 năm 1992 (năm Nhâm Thân) thì có thể khẳng định là bạn xuất hiện trong bụng mẹ trong khoảng tháng 3 năm 1992 nên bạn sẽ không cộng tuổi mụ.

Cách thứ 2: Nếu đứa trẻ sinh từ tháng 1 cho tới trước đầu tháng 9 tức là đã được hình thành trong bụng mẹ ở năm trước đó. Vì thế, đứa trẻ trong trường hợp này được cộng thêm năm trước đó khi tính tuổi mụ.

Ví dụ: Nếu bạn sinh vào tháng 6 năm 1992 thì có thể khẳng định bạn đã bắt đầu được hình thành trong bụng mẹ vào khoảng tháng 9 năm 1981 (năm Tân Mùi) nên khi tính tuổi mụ thì bạn sẽ cộng thêm 1 năm tuổi mụ.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp các bạn biết được tuổi mụ là gì và cách tính tuổi mụ lấy chồng, sinh con chính xác nhất rồi nhé

Related Posts

cot-bat-huong-la-gi

Cốt bát hương là gì? Cốt bát hương gồm những gì chính xác 100%

Nếu bạn muốn biết cốt bát hương là gì hay cốt bát hương gia tiên gồm những gì thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây của…

pho-hien-bo-tat-la-ai

Phổ Hiền Bồ Tát là ai ? Phổ Hiền Bồ Tát hợp tuổi nào? Từ A – Z

Nếu bạn là người không am hiểu về Phật giáo thì sẽ không biết Phổ Hiền Bồ Tát là ai, phật Phổ Hiền Bồ Tát hợp với…

loai-qua-khong-nen-thap-huong-tren-ban-tho

5 loại quả không nên thắp hương trên bàn thờ Thần Tài, Gia Tiên

Hoa quả là một trong những lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ thần tài thổ địa. Tuy nhiên, không phải…

y-nghia-cay-truc-phat-tai

Cây Trúc Phát Tài là gì? Ý nghĩa của cây Trúc Phát Tài Trong Phong Thủy

Cây Trúc Phát Tài là một trong những cây cảnh được trồng rất nhiều ở trong nhà, văn phòng,..nhưng ít người biết được cây trúc phát tài…

y-nghia-cay-trau-ba-thanh-xuan

Cây trầu bà thanh xuân là cây gì? Cây Trầu Bà Thanh Xuân có ý nghĩa gì, hợp mệnh gì, tuổi gi?

Bạn muốn trồng cây trầu bà thanh xuân trong nhà nhưng lại không biết cây trầu bà thanh xuân có ý nghĩa gì trong phong thủy? Hoặc…

y-nghia-tuong-ca-chep

Ý nghĩa, cách bài trí tượng cá chép hợp phong thủy phát tài phát lộc

Bạn muốn bài trí tượng cá chép trong phòng khách hoặc phòng làm việc nhưng bạn lại không biết tượng cá chép có ý nghĩa gì trong…